4E Marketing là một chiến lược thường được các chuyên gia trong ngành áp dụng. Không chỉ vậy, để có thể mang lại hiệu quả marketing tốt hơn, người ta cũng thường kết hợp các chiến lược P hoặc C. Vậy những chiến lược này là gì? Cùng Phần mềm Ninja tìm hiểu rõ về 4E trong Marketing ngay bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
1. Tìm hiểu 4E marketing bao gồm gì?
4E Marketing là chiến lược Marketing kết hợp 4 chứ E bao gồm: Experience, Exchange, Everywhere và Evangelism. Cùng Phần mềm Ninja tìm hiểu chi tiết hơn các từ khóa 4E trong Marketing dưới đây.
1.1. Experience
Experience là trải nghiệm của người dùng hay khách hàng đối với sản phẩm của bạn. Ngày nay, nhu cầu của con người trong việc mua hàng ngày càng cao, vì thế, việc có được trải nghiệm tuyệt vời cũng được xem là một động lực thúc đẩy khách hàng mua các sản phẩm.
Xem Thêm: Display ads là gì? Hướng dẫn từ A – Z cho người mới bắt đầu
>>> Xem thêm: Case Study Là Gì? 5 Cách Thực Hiện Case Study Chuẩn Chỉnh
Khi trải nghiệm sản phẩm tốt, khách hàng tin tưởng thương hiệu hơn, góp phần tạo động lực tích cực. Điều này lan tỏa và chia sẻ niềm hạnh phúc với mọi người.
Ngược lại, nếu phải trải nghiệm những dịch vụ cùng sản phẩm kém chất lượng, thái độ phục vụ kém chuyên nghiệp, khách hàng sẽ trở nên mất niềm tin với thương hiệu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc những trải nghiệm đó cũng sẽ được kể lại và nguy cơ mất khách là rất cao.
1.2. Exchange
Từ khóa thứ hai trong 4E Marketing là Exchange – Trao đổi. Khi khách hàng bỏ ra một số tiền nào đó, họ sẽ nhận được những giá trị xứng đáng với số tiền đó. Và đương nhiên, khách hàng sẽ ưu tiên lựa chọn những thương hiệu mà họ sẽ có được nhiều lợi ích hơn.
>>>Tham khảo thêm: Chiến Lược Giá Là Gì? Tìm hiểu 14 chiến lược hàng đầu hiện nay
Để tối ưu hóa từ khóa, các thương hiệu có thể áp dụng các chương trình giảm giá, khuyến mãi hoặc tặng quà để thu hút khách hàng. Thêm vào đó, để tạo sự thiện cảm đối với thương hiệu, khách hàng có thể được yêu cầu đưa ra ý kiến đánh giá trực tiếp. Điều này cho thấy sự tôn trọng ý kiến của khách hàng và sự quan tâm của thương hiệu đối với mục tiêu của mình.
1.3. Everywhere
>> Xem thêm Tool gửi tin nhắn facebook hàng loạt
Từ khóa tiếp theo trong 4E Marketing là Everywhere – Mọi nơi. Với từ khóa này, thương hiệu, doanh nghiệp của bạn cần làm rõ được nơi khách hàng có thể tiếp cận và mua các sản phẩm của bạn. Đặc biệt, khi các phương thức mua hàng ngày càng đa dạng, các doanh nghiệp cũng thay đổi để phù hợp với sự phát triển này.
>>>Tham khảo thêm: Customer Journey Là Gì? 6 bước lên Customer Journey Cực Chi Tiết
Ngày nay, khách hàng không chỉ giới hạn việc mua hàng tại các cửa hàng truyền thống như tạp hóa hay trung tâm thương mại và sử dụng tiền mặt để thanh toán. Thay vào đó, họ đang tìm kiếm các hình thức mua sắm tiện lợi hơn và phương thức thanh toán linh hoạt hơn. Vì vậy, để tăng doanh số bán hàng, các thương hiệu cần theo kịp xu hướng này bằng cách cung cấp các phương thức mua hàng và thanh toán tiện lợi hơn cho khách hàng của mình.
1.4. Evangelism
Chữ E cuối cùng trong 4E Marketing là Evangelism – Quảng bá – là việc mọi người cùng lan tỏa các dịch vụ và sản phẩm của bạn đến nhiều người hơn. Tuy nhiên, nếu nói Evangelism chỉ là sản phẩm hoặc dịch vụ thôi là chưa đủ, mà quan trọng hơn là mọi người có thể biết đến những giá trị mà thương hiệu của bạn sẽ mang lại cho khách hàng.
>>>Xem thêm: Khám phá 10+ Các Công Cụ Digital Marketing Hiệu Quả cho chiến dịch Tiếp thị
Phương thức quảng bá này không chỉ tiết kiệm được chi phí quảng cáo mà còn giúp thương hiệu nhanh chóng có được niềm tin từ khách hàng hơn. Rất dễ hiểu, mọi người thường có xu hướng tin những lời giới thiệu từ người quen hơn là những quảng cáo đến từ thương hiệu.
Làm sao áp dụng 4E trong Marketing đúng cách?
Giống như những mô hình chiến lược khác, các Marketer cũng cần hiểu và áp dụng đúng 4E trong Marketing để đạt được hiệu quả cao nhất. Vậy áp dụng 4E Marketing như thế nào cho đúng? Cùng Phần mềm Ninja giải đáp những vấn đề này ngay.
Trước hết, chúng ta cần hiểu rằng 4E Marketing tập trung vào trải nghiệm khách hàng. Vì thế, trước khi tiến hành các bước Marketing, hiểu về khách hàng là bước quan trọng để có những hướng đi đúng đắn sau này. Trong đó, chúng ta cần nắm bắt được những thông tin như độ tuổi, nhu cầu, sở thích, thói quen,.. cũng như những đánh giá, phản hồi của khách hàng đối với thương hiệu.
Xem Thêm: 8 Chiêu Thuật TikTok Marketing Đỉnh Cao Giúp Doanh Nghiệp Tăng Doanh Số
Các chuyên gia hàng đầu về Marketing đã lập ra một mô hình để tạo ra những cảm xúc và trải nghiệm khó quên cho khách hàng. Đây cũng được xem là nền tảng dựa trên trải nghiệm để tạo ra những hoạt động Marketing có hiệu quả. Mô hình này bao gồm gợi ý – kích thích; tương tác; trải nghiệm và sáng tạo; có giá trị lâu dài.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên thường xuyên cập nhật những xu hướng mới nhất có liên quan đến trải nghiệm Marketing. Việc này sẽ đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể đáp ứng được với những nhu cầu ngày một đa dạng và phức tạp của khách hàng.
3. Sự khác biệt 4P – 4C – 4E Marketing là gì?
Ngoài 4E Marketing, chúng ta còn bắt gặp những thuật ngữ 4P, 4C. Vậy 4P – 4C – 4E Marketing có gì khác nhau? Nên lựa chọn hình thức nào trong trường hợp nào để các chiến dịch đạt kết quả tốt nhất? Phần mềm Ninja sẽ giúp bạn làm rõ hơn dưới đây.
4P Marketing bao gồm các từ khóa Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối) và Promotion (Quảng bá). Trong khi đó, 4C bao gồm Customer Solution (Giải pháp khách hàng), Customer Cost (Chi phí), Convenience ( Sự tiện lợi) và Communication ( Tương tác).
>> Xem thêm Câu nói trend tiktok
Mỗi khái niệm có cách giải thích và lựa chọn chiến lược phù hợp. Nếu 4E tập trung trải nghiệm khách hàng, 4P tập trung sản phẩm và 4C tập trung khách hàng. Tùy vào mục đích và hướng đi của thương hiệu để sử dụng phù hợp.
Sau tất cả, doanh nghiệp và thương hiệu cần biết rõ về giá trị mình sẽ mang đến cho khách hàng, những khó khăn hiện tại giữa thương hiệu và khách hàng, khách hàng sẽ phải bỏ ra những gì và sau quá trình trao đổi đó, khách hàng có còn tiếp tục gắn bó với thương hiệu nữa hay không.
Bài viết trên tổng hợp kiến thức về 4E Marketing. Chiến lược này có thể linh hoạt thay đổi hoặc kết hợp với các chiến lược khác tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, để đưa ra những hướng đi đúng đắn nhất, thương hiệu cần hiểu rõ sản phẩm và khách hàng. Phần mềm Ninja mong rằng bạn đã có cái nhìn tổng quan về 4E và có thể áp dụng để đạt được hiệu quả Marketing cao nhất.
Chinh phục kiến thức Marketing trong các bài viết sau đây:
- Brand Awareness Là Gì? 10 Cách Tạo Nhận Thức Thương Hiệu Trong Tâm Trí Khách Hàng
- 7P Trong Marketing Là Gì? Mô Hình Marketing Mix 7P MỚI NHẤT
- Inbound marketing là gì? Chi tiết và 7 cách thực thi IM hiệu quả
Những câu hỏi thường gặp:
4E marketing là gì?
4E Marketing là chiến lược kết hợp 4 chữ E: Experience, Exchange, Everywhere và Evangelism. Hãy khám phá từng khía cạnh của chiến lược này với Phần mềm Ninja.
Sự khác biệt 4P – 4C – 4E Marketing là gì?
4P Marketing bao gồm các từ khóa Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối) và Promotion (Quảng bá). Trong khi đó, 4C bao gồm Customer Solution (Giải pháp khách hàng), Customer Cost (Chi phí), Convenience ( Sự tiện lợi) và Communication ( Tương tác).
Mỗi khái niệm đều có những cách lý giải riêng và tùy vào mục đích và hướng đi của thương hiệu để lựa chọn chiến lược phù hợp. Nếu 4E trong Marketing tập trung vào trải nghiệm khách hàng thì 4P tập trung vào sản phẩm và 4C tập trung vào khách hàng.
Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline: 0967.922.911
Group: https://fb.com/groups/congdongninja
Fanpage: https://www.facebook.com/ToolsNinja/